Vật tư công trình xây dựng là khái niệm rất quen thuộc và gần như được nhắc đến hàng ngày trong công trình, dự án xây dựng. Nhưng để hiểu rõ nghĩa vật tư là gì và gồm những gì thì không phải ai cũng nắm được. Vật tư và vật liệu khác gì nhau ?
Trong bài này DHN sẽ cùng các bạn tìm hiểu khái niệm và cách phân loại vật tư công trình.
Khái niệm và Phân loại vật tư công trình xây dựng
Về mặt ngữ nghĩa, "vật tư" là sự cấu thành của 2 từ "vật" và "tư".
- "Vật" ở đây là vật liệu,
- còn "tư" là gì? "Tư liệu sản xuất" - đúng, đó là chỉ các công cụ, dụng cụ và máy móc thi công công trình.
Như vậy có thể hiểu vật tư là bộ phận cơ bản trong toàn bộ quá trình sản xuất, bao gồm nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng và công cụ, dụng cụ, máy móc thiết bị.
Tuy vậy có 1 lưu ý là trong quản lý nhất là kế toán người ta hay tách phần tài sản cố định ra thành 1 phần riêng, và phần "tư" ở "vật tư" thường là để chỉ nhóm "công cụ, dụng cụ". Khác biệt giữa tài sản cố định và công cụ dụng cụ mình sẽ nói thêm bên dưới.
Về phân loại, vật tư được chia làm 2 nhóm chính, là nguyên vật liệu và công cụ/dụng cụ. Mỗi nhóm lại có cách phân loại khác nhau tùy thuộc vào đặc tính phân loại.
Khái niệm và Phân loại vật tư công trình xây dựng
1. Nhóm nguyên vật liệu
* Nguyên liệu, vật liệu chính: là đối tượng lao động - nguyên, vật liệu cấu thành trực tiếp lên sản phẩm như: xi măng, sắt thép trong xây dựng cơ bản, vải trong may mặc…. NVL chính dùng vào sản xuất sản phẩm hình thành nên chi phí NVL trực tiếp. (ví dụ - xi măng, gạch, đá, thép, bê tông, gạch ốp lát, sơn tường, trần thạch cao, cửa sổ, cửa đi…)
Nhưng lưu ý là khái niệm nguyên vật liệu chính là tương đối, một vật liệu có thể vừa là vật liệu chính (trong công tác này) nhưng lại là vật liệu phụ trong công tác khác. Ví dụ gạch chẳng hạn, nếu gạch để xây tường công trình thì là vật liệu cấu thành trực tiếp lên sản phẩm, là vật liệu chính. Cũng là gạch nhưng là để xây hố ga thoát nước tạm, tức là không cấu thành trực tiếp sản phẩm xây dựng, thì lại là vật liệu phụ.
- Vật liệu phụ: cũng là đối tượng lao động, chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất được dùng với vật liệu chính làm tăng chất lượng sản phẩm, như hình dáng màu sắc hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản lý sản xuất. (ví dụ như phụ gia bê tông, bao tải đay, thép buộc, que hàn, đinh, lưới trám thép chống nứt trong trát tường, ni long trải sàn, lưới thủy tinh, bạt kẻ, bạt xanh cam, …)
- Nhiên liệu: là những vật liệu được sử dụng để phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm, kinh doanh như phương tiện vận tải, máy móc thiết bị hoạt động trong quá trình sản xuất. Nhiên liệu bao gồm các loại như: xăng dầu chạy máy, than củi, khí ga…
* Phụ tùng thay thế: là các chi tiết phụ tùng, sử dụng để thay thế sửa chữa các loại máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải.
* Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản (theo mình nên gọi là "thiết bị lắp đặt vào công trình" thì dễ hiểu hơn): bao gồm các loại vật liệu và thiết bị, phương tiện lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản của Doanh nghiệp xây lắp. (ví dụ như điều hòa, bếp điện, hút mùi, máy phát, máy bơm, … lắp vào công trình)
* Vật liệu khác: là các loại vật liệu còn được xét vào các loại kể trên như phế liệu thu hồi từ thanh lý tài sản cố định, từ sản xuất kinh doanh như bao bì, vật đóng gói…
* Phế liệu: là những loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất, thanh lý tài sản có thể sử dụng hay bán ra ngoài. (ví dụ trạc vữa, đầu mẩu thép, sắt vụn, vỏ bao xi măng,…)
Ngoài ra, căn cứ vào nguồn gốc nguyên vật liệu thì toàn bộ nguyên vật liệu của doanh nghiệp được chia thành nguyên vật liệu mua ngoài và nguyên vật liệu tự chế biến, gia công.
Căn cứ vào mục đích và nơi sử dụng nguyên vật liệu thì toàn bộ nguyên vật liệu của doanh nghiệp được chia thành nguyên vật liệu trực tiếp dùng vào sản xuất kinh doanh và nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu khác như quản lý phân xưởng, quản lý doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm...
Chuyên cung cấp & mua bán vật tư phụ công trình xây dựng
2. Nhóm công cụ dụng cụ
Đặc điểm cơ bản của công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động tham gia vào nhiêu chu kỳ sản xuất kinh doanh, nó cũng bị hao mòn dần về mặt giá trị song do thời gian sử dụng ngắn hoặc giá trị thấp chưa đủ điều kiện của quy định vê Tài sản cố định.
Có nhiều cách để phân loại công cụ dụng cụ như căn cứ vào cách phân bổ chi phí, yêu cầu quản lý, mục đích sử dụng... tuy nhiên cách thông dụng là theo phân bổ chi phí để tiện hạch toán.
Theo cách này, thì công cụ, dụng cụ được chia ra 2 loại như sau:
* Công cụ, dụng cụ phân bổ 1 lần - Loại phân bổ 100% (1 lần) là những công cụ, dụng cụ có thời gian sử dụng ngắn và có giá trị nhỏ. (ví dụ như quốc, xẻng, búa, xe rùa, xe công trường, chổi quét, thiết bị bảo hộ lao động, mũ, dây đai an toàn toàn thân, …)
* Công cụ, dụng cụ phân bổ nhiều lần – giá trị lớn và phân bổ dần như dàn giáo, thép hộp, ván khuôn thép, cốp pha,…
Trên đây là 1 số khái niệm và cách phân loại cơ bản của vật tư công trình xây dựng. Hi vọng bài viết này có ích cho các kỹ sư xây dựng.
Địa điểm mua bán vật tư phụ giá tốt nhất
Mua vật tư và vật tư phụ xây dựng ở đâu?
Vật tư xây dựng là khái niệm lớn, bao hàm trong đó là nhóm nguyên vật liệu dùng cho công trình. Để có được công trình bền vững, đòi hỏi những chủ thầu phải mua được nguyên vật liệu tốt, chất lượng, giá cả cạnh tranh.
Cửa hàng/ xưởng sản xuất Đông hà nội là một trong những cơ sở cung cấp nguyên vật liệu xây dựng hàng đầu tại Hà nội và khắp tỉnh thành việt nam, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và mua bán vật tư công trình xây dựng cho các dự lớn. Đảm bảo sẽ mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng với giá cả rẻ nhất.
Hãy liên hệ với Công ty DHN để lấy báo giá, đặt hàng vật liệu xây dựng: 085 606 3996 - Hạnh Hoa
Vật tư công trình xây dựng
DHN chuyên bán vật tư phụ xây dựng với số lượng lớn - Mua Hàng 085 606 3996 - Hạnh Hoa
Video thăm cửa hàng Đông Hà nội