Ngày nay, nhu cầu đảm bảo an toàn sức khỏe trong lao động được doanh nghiệp và từng cá nhân nhận thức ngày càng đúng đắn. Trong đó, giày bảo hộ là một trong những giải pháp không thể thiếu. Tuy việc, để lựa chọn một sản phẩm thật sự phù hợp nhu cầu phải có một số kiến thức kỹ thuật cơ bản.
Các hệ thống tiêu chuẩn phổ biến
Để được gọi là giày bảo hộ, sản phẩm phải đáp ứng được yêu cầu tối thiểu của một tiêu chuẩn nào đó. Tùy vào quốc gia sở tại hoặc nhà sản xuất quyết định sản phẩm của mình dựa trên tiêu chuẩn nào. Dưới đây là một vài tiêu chuẩn cơ bản của giày bảo hộ lao động mà bạn cần biết:
CE - EN ISO 20345 (Tiêu chuẩn Châu Âu)
SS513 -1:2005 (Tiêu chuẩn Singapore)
AS/NZS 2210.3 – (Tiêu chuẩn Australia / New Zealand)
ASTM F2412-05 và 2413-05 – (Tiêu chuẩn Mỹ)
SNI 0111:2009 (Tiêu chuẩn Indonesia)
GB 21148 & An1, An2, An3, An4, An5 (Tiêu chuẩn Trung Quốc)
Japan : JIS T8101 (Tiêu chuẩn Nhật Bản)
TIS 523-2011 (Tiêu chuẩn Thái Lan)
Tiêu chuẩn Châu Âu CE EN ISO cho giày bảo hộ
Trong đó Tiêu Chuẩn Châu Âu CE EN ISO 20345;2011 được tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế sử dụng làm tiêu chuẩn chung cho giầy bảo hộ, và được hầu hết các thương hiệu nổi tiếng, đứng đầu thị trường giày bảo hộ như Jogger, Honeywell, Cheetah…làm căn cứ tiêu chuẩn.
Định nghĩa giày bảo hộ cơ bản theo tiêu chuẩn EN là “Giày có đặc tính kỹ thuật an toàn để sử dụng chuyên nghiệp: Giày được thiết kế phù hợp để bảo vệ người mang chống lại các thương tích có thể xảy ra tại nơi làm việc, giày phải có mũi kim loại chống lực va đập ở mức năng lượng tối tiểu là 200 J”.
Các tính năng nâng cao hơn cho giày bảo hộ được bổ sung phía sau, cụ thể như sau:
Cấp độ bảo vệ | Code | |
---|---|---|
Mũi thép | Tiêu chuẩn cơ bản: chống va đập 200Joules, lực nén 15.000 Newtons | SB |
Mũi thép chịu lực 200J. Gót chân kín. Thuộc tính chống tĩnh điện. Giảm sốc gót chân.Chống dầu mỡ | S1 | |
S1 + Khả năng chống thấm nước | S2 | |
S2 + Chống đâm xuyên | S3 | |
Bảo vệ bổ sung | Đế ngoài chịu nhiệt lên đến 300 độ C | HRO |
Lót đế thép chống đâm xuyên chịu lực 1100 Newtons | P | |
Gót chân chịu lực 20J | E | |
Chống thấm nước | WRU | |
Khả năng cách điện | Dẫn điện: Kháng tối đa 100 kΩ | O |
Chống tĩnh điện: Dải từ 100 kΩ đến 1000 MΩ | A | |
Môi trường | Giày cách nhiệt chống lạnh | CI |
Cách nhiệt chống nóng | HI |
Yêu cầu đế giày có các tiêu chuẩn
1. Tiêu chuẩn chống trơn trượt:
Cấp độ tiêu chuẩn chống trơn trượt |
Biểu tượng |
Bề mặt gạch |
SRA |
Bề mặt thép |
SRB |
Bề mặt gạch và thép |
SRC |
2. Tiêu chuẩn khác:
Chống dầu (FO): không còn là tiêu chuẩn cơ bản, chuyển thành tiêu chuẩn cộng thêm (Theo chứng nhận số EN 20345:2011 mới nhất)
Cách điện (Insulating): Giày cách điện không còn thuộc tiêu chuẩn EN 20345, phải đáp ứng tiêu chuẩn EN 50321
Chống axit: Kiểm tra qua tiêu chuẩn EN 13832-1
Chịu nhiệt: Kiểm tra chịu nhiệt ít nhất 130 độ C
Một số ký hiệu khác trên giày:
C: Mức độ chống dẫn điện
E: Giảm sốc bàn chânFO: Chống thấm xăng dầu